1. Dạy bé ứng xử Tết: Dạy trẻ chúc Tết mọi người
Chúc Tết là một trong những phong tục tập quán quý giá, là một nét đẹp văn hóa của người Việt Nam ta từ xưa đến nay mỗi khi Tết đến – Xuân về. Trong những ngày Tết, mọi người thường trao nhau những câu chúc mừng Xuân mới. Hay lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và nhiều may mắn, …. Những lời chúc đều mang sự bày tỏ lòng hiếu thảo, biết ơn của mọi người trong gia đình. Là lời cảm ơn đối với bạn bè. Những lời chúc với niềm mong ước và cầu mong một năm mới an vui và hạnh phúc đến với tất cả mọi người. Tuy nhiên, không phải trẻ nhỏ nào cũng hiểu và biết cách chúc Tết sao cho đúng chuẩn mực. Bạn hãy hướng dẫn con thao tác và các câu chúc Tết từ từ cho trẻ nắm bắt và hiểu được. Hãy cho con biết những lời chúc đó tuy đơn giản và ngắn gọn nhưng giống như “một món quà yêu thương” trao đến với người nhận được.
Trước khi đến nhà ai đó, cha mẹ có thể soạn sẵn ra giấy lời chúc cho con. Rồi cho con tập nói trước khi bắt đầu đi. Những lời chúc tuy chỉ là lời nói rất ngắn gọn và súc tích nhưng khiến cho người lớn nhận được rất chú ý. Họ sẽ rất vui khi nhận lời chúc từ một cô bé hay cậu bé. Bởi chính sự hồn nhiên, ngây thơ trong sáng và cả tình cảm chứa đựng ở trong đó nữa.
2. Biết giữ im lặng khi cha mẹ đang tiếp khách
Khi trẻ ở lứa tuổi mầm non – khoảng 3-4 tuổi trở lên, bé đã biết ngồi ngoan trong khi cha mẹ đang trò chuyện. Khi muốn nói gì, bé sẽ ra dấu hoặc nói nhỏ với mẹ mà không phải cắt lời ngang. Tuy nhiên, với nhiều bé, nếu như bạn cứ xem như chúng “còn nhỏ mà”; Không hướng dẫn thì bé sẽ không thể tự làm được. Bởi vì bé không biết được việc cắt ngang lời người lớn hay quấy khóc trong lúc cha mẹ đang nói chuyện là “trẻ không ngoan”! Cha mẹ nên Thỏa thuận một vài ký hiệu với con và hướng dẫn cho bé ra dấu trước khi muốn nói điều gì. Hãy cho con “thực tập” bằng cách tham gia vào bữa cơm của gia đình. Hay những buổi mà cha mẹ đang ngồi nói chuyện. Hãy cho con biết được khi nào thì nên ngoan ngoãn chơi yên lặng, không quấy khóc khi nhà đang có khách. Có thể việc này ban đầu khá khó khăn. Tuy nhiên, nếu kết hợp thêm với cô giáo mầm non ở trường để rèn luyện cho bé thì bé sẽ ý thức được rất tốt.
3. Mỉm cười và nói lời cảm ơn khi được nhận lì xì Tết
Trẻ em rất thích lì xì. Người lớn chúng ta cũng thích nữa mà. Tuy nhiên cha mẹ cần dạy cho trẻ biết ý nghĩa của bao lì xì Tết. Và dạy cho con một số kỹ năng sống trong ứng xử Tết khi nhận lì xì của mọi người. Dạy con phép lịch sự như: mỉm cười và biết nói lời cảm ơn khi bất cứ ai lì xì. Cha mẹ hãy gợi ý cho bé nhớ nếu bé vô tình quên mất để trẻ cảm thấy được bản thân trấn an và cư xử lịch sự hơn.
4. Dạy con không mở xem ngay bao lì xì khi vừa được nhận
Sẽ rất chi là khó xử khi người lớn vừa lì xì mừng tuổi xong, thì bé đã vội vàng… mở bao lì xì ra, lôi tờ tiền ra và ríu rít khoe: “Mẹ ơi, tiền này…”. Hoặc thậm chí tệ hơn là: “Trời ơi, sao chỉ có nhiêu đây tiền thôi vậy, ít quá!”, “Nhiêu đây không đủ mua siêu nhân/xe đua/đồ chơi, …” Đã có nhiều trường hợp oái ăm, khiến cho chủ nhà lẫn khách lì xì đều ngượng đỏ mặt với tình huống trớ trêu ấy.Cha nên giải thích với bé là phong bao lì xì là để chúc bé may mắn, mau ăn chóng mẹ lớn. Con không nên mở ra xem ngay được nhận, cũng không nên đưa ra lời khen chê ít nhiều. Cách tốt nhất là hãy cảm ơn và cất bao lì xì vào túi xong rồi chơi ngoan.
Với 4 phép lịch sự nêu trên, ba mẹ đã góp phần giúp con hiểu rõ về cách đối nhân xử thế, cách cư xử lịch sự, nhã nhặn để trở thành những em bé ngoan, trưởng thành trong hạnh phúc… Năm mới Giáp Thìn đang đến gần, chúc quý phụ huynh và các con một năm mới an lành, hạnh phúc. Chúc các con học được nhiều điều hay trong dịp tết.